Sau khi phẫu thuật nâng mũi có đau không? Làm thế nào để bớt đau? Đấy hẳn là vấn đề được không ít người thắc mắc. Và chúng tôi ở đây để giúp bạn trả lời những câu hỏi này một cách rõ ràng và chính xác nhất.
NobiPlus chào mừng bạn đã đến với các nội dung lần này khi mà chúng ta sẽ cùng nhau nói về việc nâng mũi có đau không. Kèm theo đó là một số hướng dẫn nhằm giúp bạn biết được cách làm thế nào để hạn chế và dịu bớt cơn đau.
Nâng mũi là gì?
Trước khi trả lời câu hỏi nâng mũi có đau không? Sao chúng ta không dành ra đôi chút thời gian để tìm hiểu thế nào là phẫu thuật nâng mũi. Và hẳn đây là một phương pháp thẩm mỹ không còn mấy xa lạ với bạn bởi đây chính là một phương pháp được nhiều người lựa chọn để cải thiện ngoại hình, tăng tự tin và hài hòa khuôn mặt.
Chi tiết hơn thì nâng mũi là một phương pháp sử dụng với mục đích thay đổi hình dạng, kích thước, góc độ hoặc chiều cao của mũi. Qua đó làm mũi trở nên hài hòa với khuôn mặt, tạo ra sự cân bằng và hài hoà giữa các bộ phận trên khuôn mặt.
Bênh cạnh đó việc nâng mũi còn có thể khắc phục những khuyết điểm bẩm sinh hoặc do tai nạn gây ra lên trên mũi. Thì bạn có thể xem thêm những nội dung khác của chúng tôi như: Nâng mũi sụn Surgiform là gì, nâng mũi bằng sụn tai có để lại biến chứng không hay nâng mũi S line giữ được bao lâu,…
Những ai không nên nâng mũi?
Nâng mũi là một quyết định quan trọng của bạn và cần cân nhắc kỹ trước khi thực hiện, thêm vào đó không phải ai cũng có thể thực hiện như là:
- Người có hệ miễn dịch yếu hoặc mắc các bệnh mãn tính: Nếu có hệ miễn dịch yếu hoặc mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch,… thì không nên nâng mũi bằng phẫu thuật vì có nguy cơ gặp các biến chứng như viêm nhiễm, xuất huyết, hoặc suy tim.
- Người có cơ địa dị ứng hoặc xuất huyết: Nếu có cơ địa dị ứng hoặc xuất huyết dễ dàng thì không nên nâng mũi bằng sụn nhân tạo hoặc filler vì có nguy cơ gây dị ứng, viêm nhiễm hoặc chảy máu quá nhiều.
- Người có hình dạng mũi không phù hợp: Nếu có hình dạng mũi quá to, quá nhỏ, quá cong, quá thẳng, lệch lạc, sụn xệ,… thì không nên nâng mũi bằng các phương pháp chỉ tạo ra chiều cao và hình dạng cho mũi như sụn tự thân, sụn nhân tạo, chỉ và filler.
- Người chưa trưởng thành hoặc quá già: Nếu người chưa trưởng thành hoặc quá già thì không nên nâng mũi vì có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của xương mũi hoặc gây biến chứng do tuổi tác.
Nâng mũi có đau không?
Nâng mũi có đau không? Đấy là câu hỏi được quan tâm nhất của những ai đang có ý định thực hiện phương pháp phẫu thuật này. Trên thực tế việc có đau hay không là tùy thuộc vào từng người, từng phương pháp và từng trường hợp cụ thể.
Tuy nhiên nói chung, nâng mũi không quá đau đớn như nhiều người nghĩ mà chỉ có cảm giác khó chịu, bất tiện và phiền phức trong quá trình phẫu thuật và hồi phục. Nhưng cảm giác đau dù ít dù nhiều vẫn sẽ có do việc cắt, khâu, chèn sụn,… diễn ra trong quá trình phẫu thuật.
Theo đó để giúp bạn dễ hình dung hơn thì đây là ghi nhận cơn đau từ các phương pháp nâng mũi phổ biến nhất hiện tại:
- Nâng mũi bằng sụn tự thân: Phương pháp này dùng sụn của chính người được phẫu thuật để chèn vào mũi nhằm tạo ra chiều cao và hình dạng mong muốn cho mũi, theo đó mức độ đau khi nâng mũi bằng sụn tự tạo sẽ là trung bình, bạn vẫn sẽ cần sử dụng các loại thuốc giảm đau theo chỉ định để giảm cảm giác khó chịu này.
- Nâng mũi bằng sụn nhân tạo: Phương pháp này dùng sụn nhân tạo được làm từ các chất liệu như silicone, gore-tex, medpor,…để chèn vào vào mũi nhằm tạo ra chiều cao và hình dạng mong muốn cho mũi, mức độ đau khi nâng mũi bằng sụn nhân tạo sẽ là trung bình, bạn vẫn sẽ cần sử dụng các loại thuốc giảm đau theo chỉ định để giảm cảm giác khó chịu này.
- Nâng mũi bằng chỉ: Đây là phương pháp nâng mũi không cần phẫu thuật, chỉ dùng các loại chỉ được làm từ các chất liệu sinh học để khâu vào mũi nên mức độ đau khi nâng mũi bằng chỉ là rất nhẹ.
- Nâng mũi bằng filler: Đây là phương pháp nâng mũi không cần phẫu thuật, chỉ dùng các loại chất làm đầy như hyaluronic acid, collagen,… để tiêm vào mũi nên mức độ đau khi nâng mũi bằng filler là rất nhẹ.
Cách giảm đau sau khi nâng mũi?
Sau khi nâng mũi bạn cần chú ý đến việc giảm đau và chăm sóc vết thương để hỗ trợ quá trình hồi phục và đạt được kết quả tốt nhất như sau:
- Sử dụng thuốc đúng liều lượng và thời gian các loại thuốc được bác sĩ kê đơn cho bạn như thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm,… không nên tự ý ngừng uống hoặc thay đổi thuốc mà không có sự đồng ý của bác sĩ.
- Nghỉ ngơi nhiều trong khoảng 1-2 tuần đầu tiên sau khi nâng mũi để giúp cơ thể hồi phục nhanh chón và cũng cần tránh các hoạt động gây áp lực lên mũi.
- Ăn uống cân bằng và bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ quá trình lành vết thương, tránh các loại thực phẩm cay nóng, chua, mặn,… vì chúng có thể gây kích ứng hoặc làm chậm quá trình lành vết thương.
- Vệ sinh vết thương và băng bó thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa nhiễm trùng và giảm sưng tấy.
- Tránh các tác nhân gây kích ứng như ánh nắng, bụi bẩn, khói thuốc,… cũng như cần tránh sử dụng các loại mỹ phẩm, kem dưỡng da hoặc nước hoa có chứa cồn hoặc hóa chất gây kích ứng cho da.
Những triệu chứng sau khi nâng mũi
Sau khi nâng mũi bạn có thể gặp một số triệu chứng thông thường và phổ biến như sau
- Đau nhức, sưng tấy và chảy máu ở vùng mũi.
- Khó thở qua mũi và khô miệng.
- Mất cảm giác ở vùng mũi và da xung quanh.
Bên cạnh những triệu chứng kể trrn chúng ta vẫn còn đó một số triệu chứng khác nguy hiểm và bất thường hơn như sốt cao, nôn ói, chảy máu nhiều và liên tục,… Đấy là những triệu chứng rất nguy hiểm mà bạn cần liên hệ nhanh đến bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
Thông tin kể trên cũng có thể xem như là hồi kết cho toàn bộ các nội dung có xoay quanh chủ đề sau khi phẫu thuật nâng mũi có đau không. Nobiplus.com hy vọng bạn thấy những thông tin này là có ích và hẹn gặp lại bạn tại Chuyên mục Kiến Thức.